Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

๑๑۩۞۩๑๑Diễn Đàn Teen A3, THPT Lâm Hà๑๑۩۞۩๑๑


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Xin bạn hãy dành ra 1 phút - Chỉ 1 phút thôi để đọc thông điệp này - Mỗi ngày có 24 giờ - Mỗi giờ có 60 phút - Mỗi phút có 60 giây - Trừ thời gian ngủ là 8 giờ một ngày - Ăn uống các bữa là 3 giờ - Vệ sinh cá nhân, tắm rửa là 2 giờ - Và thời gian học là 8 giờ - Thì chúng ta vẫn còn 3 giờ để làm việc khác - Vậy Ban quản trị tha thiết xin các bạn có thể dành ra 10 phút một ngày để gửi cho diễn đàn dù chỉ một bài viết hay thậm chí là một bình luận - Những bài viết của các bạn vào lúc này là nguồn động lực to lớn để thúc đẩy diễn đàn tiếp tục phát triển và ngày càng vững mạnh hơn.

 

 Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Go down 
Tác giảThông điệp
Zerok49
Administrator
Administrator
Zerok49


Giới tính : Nam

Age : 30
Thú Cưng : Hổ bảo bảo (VIP)
Đến từ : A3, THPT Lâm Hà
Nghề Nghiệp : Học Sinh
Tổng số bài gửi : 461
Điểm : 1598
Cám ơn : 19
Join date : 10/05/2011

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán   Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán I_icon_minitimeThu Jan 05, 2012 7:59 pm

Tết Nguyên Đán
là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng
nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp
của cả dân tộc.Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta
đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.


Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán Y-nghia-tet-nguyen-dan

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan
trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân
tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và
thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.

Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là
khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng,
làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và
tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất
xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở
sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý
nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải
thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có
liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước…
Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả
như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã
nuôi sống họ.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết
của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết
đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng
ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba
ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi
mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được
sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc
chào đời.

Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau
nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt
rốn. Không thế thì làm sao Huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho
hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm
thương nhớ đất Thăng Long”.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày
đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng
buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố
tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết
mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy
vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào
những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết.
Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương
nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là
các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp,
trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những
nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.

Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua
sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón
tiếp người thân ở xa về…

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời
tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa, dưới
thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều
nghỉ lễ từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày khai hạ (từ 7 tháng Giêng).

Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được
quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí
thời gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa
dân tộc và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó
cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát
huy.
BPT.St.
Về Đầu Trang Go down
https://a3lamha.forumvi.com
 
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ý nghĩa sâu xa của ngày sinh nhật
» Lời Nguyền
» Những danh ngôn bất hủ (Hay và ý nghĩa)
» TRY1 - FU Production film rất hay và ý nghĩa
» TRY2 - FU Production film rất hay và ý nghĩa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑๑۩۞۩๑๑Diễn Đàn Teen A3, THPT Lâm Hà๑๑۩۞۩๑๑ :: Tin Tức For Teen-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất